Hóa chất xử lý nước thải là tên gọi chung của các loại hóa chất có vai trò quan trọng giúp xử lý những nguồn nước bị ô nhiễm, bị lẫn các tạp chất hoặc mang nguồn bệnh nguy hiểm cho con người và môi trường. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại hóa chất có thể được áp dụng, các loại hóa chất xử lý này sẽ tác dụng với các chất độc, dầu mỡ,.. có trong nước thải và tổng hợp ra các chất cặn bã, chất khí và nước an toàn.

Một số hóa chất xử lý nước thải chuyên dụng:

Hóa chất xử lý nước PAC (POLY ALUMINIUM CHLORINE):

  • Phá vỡ liên kết giữa các phân tử nước và các chất trong nước giúp nguồn nước trở lên trong hơn.
  • Loại bỏ các chất hữu cơ cùng các kim loại nặng.
  • Có thời gian keo tụ nhanh.
  • Khả năng hấp thụ màu khá cao.
  • Ít làm giảm pH vì tính axit yếu.
  • Tốc độ thủy phân chậm, tác dụng lâu dài, tốn ít liều lượng.

Hóa chất POLYMER ANIONIC/ CATIONIC:

  • Phân giải cơ học – xử lý bùn vô cơ nhằm tăng năng suất và thu hồi một số chất rắn có trong bùn.
  • Khả năng lắng – tăng nhanh quá trình lắng và cải thiện việc tạo bông trong nước.
  • Đông tụ – trợ lắng các phân tử vô cơ và động tụ các phân tử hữu cơ nhanh nhất có thể.

Al2(SO4)3 – PHÈN NHÔM:

  • Khả năng keo tụ cao trong các muối độc hại.
  • Dễ dàng kiểm soát khi sử dụng.
  • Giá cả hợp lý, theo mức giá của thị trường.
  • Liều lượng sử dụng ít nhưng cho chất lượng nước sạch nên được nhiều nhà máy cấp nước sử dụng.
  • Ít độc hại, có sẵn trên thị trường.

Hóa chất NaOH – Caustic soda 99%:

  • Được ứng dụng trong keo tụ tạo bông.
  • Trung hòa axit.
  • Kiểm soát độ pH.
  • Tăng độ kiềm của nước trong xử lý nước thải.
  • Tránh sự phát triển của rêu, tảo, vi khuẩn gây bệnh và mùi khó chịu.
  • Ứng dụng rộng rãi trong sản xuất giấy, dệt nhuộm, công nghệ thực phẩm, sản xuất chất tẩy rửa,…

Hóa chất bùn MICROBE-LIFT /SA:

  • Phân hủy bùn hữu cơ.
  • Tăng khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ khó phân hủy.
  • Tăng khả năng lắng.
  • Tăng tốc độ oxy hoá sinh học.

CHLORINE (CL-):

Clo là một chất có tính oxy hóa mạnh, bất cứ ở dạng nào thì khi tác dụng vời nước sẽ hình thành HClO có tác dụng tiệt trùng rất mạnh.

  • Tiêu diệt các vi sinh vật, diệt tảo, rong rêu trong nước.
  • Diệt vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây bệnh. Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh.
  • Diệt trừ nấm mốc, ký sinh trùng và các mùi hôi thối nhanh chóng.

BÙN VI SINH:

  • Bao gồm quần thể các vi sinh vật, khi được đưa vào nước thải với công thức, liều lượng nhất định, chúng sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ hòa tan có trong nước thải.
  • Đồng thời, bùn vi sinh sử dụng oxy để thúc đẩy quá trình phân bào, từ đó giúp làm sạch nước thải.
  • Xử lý nước thải bằng vi sinh học sẽ không gây tái ô nhiễm môi trường.
  • Vi sinh sinh sống trong môi trường thật giàu khí oxy. Chúng dùng oxy để thực hiện quá trình oxy hóa hữu cơ, tạo ra năng lượng cho việc sinh trưởng, phát triển.
  • Quá trình hô hấp hiếu khí của chúng còn hỗ trợ cho quá trình phân hủy những chất thải trong nguồn nước.