Dự án liên kết chuỗi nông nghiệp là bao gồm việc kết nối các đối tác trong chuỗi cung ứng nông sản. Từ người nông dân, nhà máy chế biến, đến những đơn vị vận chuyển và bán lẻ.
Nhằm tối ưu hóa hiệu suất toàn bộ hệ thống, giảm thiểu lãng phí.
Tăng cường chất lượng sản phẩm, và cung cấp giá trị gia tăng cho tất cả các bên liên quan.
Đói tượng tham gia:
Đối tượng tham gia dự án liên kết chuỗi nông nghiệp tại Việt Nam có thể bao gồm nhiều bên liên quan. Bao gồm cả trong quá trình sản xuất, chế biến, và tiêu thụ sản phẩm nông sản. Dưới đây là một số đối tượng thường tham gia trong dự án liên kết chuỗi nông nghiệp:
Nông Dân và Hộ Nông Dân:
Những người trực tiếp tham gia vào sản xuất nông sản như cây trồng, chăn nuôi, hoặc thủy sản.
Cá nhân hoặc Hộ gia đình:
Các đối tác tham gia trong quá trình vận chuyển, lưu kho,… và phân phối sản phẩm nông sản đến người tiêu dùng.
Hợp tác xã:
Có thể đại diện cho lợi ích chung của các doanh nghiệp và cộng đồng trong liên kết chuỗi nông nghiệp.
Doanh Nghiệp Chế Biến Nông Sản:
Các công ty chế biến thực phẩm, xử lý sản phẩm nông sản để chuẩn bị cho thị trường tiêu thụ.
Các tổ chức khác:
Có thể tham gia để đề xuất chính sách, cung cấp hỗ trợ tài chính, và đảm bảo quản lý an toàn và bền vững của chuỗi cung ứng. Đồng thời Tổ chức nghiên cứu và giáo dục có thể tham gia để cung cấp kiến thức và công nghệ mới cho cộng đồng nông dân.
Mục tiêu chung của dự án liên kết chuỗi nông nghiệp:
Từng bước nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm nông nghiệp của doanh nghiệp. Hình thành liên kết theo chuỗi giá trị, đảm bảo tính bền vững, tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Phát triển sản xuất thành phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế.
- Chính sách ưu đãi khi thực hiện dự án liên kết chuỗi nông nghiệp:
- Được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết.
- Được ngân sách nhà nước hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết.
- Được ngân sách nhà nước hỗ trợ khuyến nông, đào tạo, tập huấn và giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm.
- Cùng với đó là các hỗ trợ khác.